Phong tục lễ gia tiên hai miền Nam – Bắc khác nhau như thế nào?

Có những điểm khác nhau giữa lễ gia tiên ở hai miền chẳng hạn như: tên gọi, thời điểm, mâm tráp (mâm quả), số lượng tráp, nội dung tráp…

Từ phong tục cho đến cách trang trí lễ gia tiên đều có sự khác biệt, một điểm chung là ở cả hai miền đều có phân chia ra lễ hỏi (đám nói) và lễ cưới riêng. Hãy cùng Lavender tìm hiểu một số điểm khác biệt các bạn nhé.

mâm tráp miền bắcchuẩn bị lễ ăn hỏi miền nam

Khác biệt số 1: Về tên gọi

  • Trong miền Nam, mọi người hay gọi lễ hỏi là lễ đính hôn hoặc dân gian hơn nữa là “đám nói”. Một cái tên khá lạ nhưng đậm chất Nam Bộ phải không các bạn.
  • Miền Bắc vẫn có tên gọi quen thuộc là lễ hỏi, hoặc lễ ăn hỏi.

Thời gian giữa lễ hỏi và lễ cưới cách bao lâu?

  • Trong miền Nam, lễ đính hôn và lễ cưới có thể cách nhau khá lâu, bạn sẽ không quá bất ngờ khi thấy rằng, lễ cưới và lễ hỏi cách nhau cả năm đấy.
  • Đây là một điểm khác biệt giữa miền Bắc so với miền Nam: ở miền Bắc thời gian được rút ngắn hơn. Thông thường khoảng một đến hai tuần, lâu hơn nữa cùng tầm hai tháng trở lại mà thôi.

Vấn đề mâm tráp (mâm quả)

  • Trong Nam, nhà trai cần chuẩn bị mâm quả cho cả đám nói và đám cưới. Số lượng mâm tráp lễ đính hôn ít hơn lễ cưới và thường là số chẵn.
  • Ngoài Bắc, nhà trai cần chuẩn bị mâm tráp duy nhất một lần trong ngày ăn hỏi, số lượng mâm là số lẻ.
Trong mâm tráp có gì?
  • Các mâm tráp thường bao gồm trầu cau, trà rượu, đồ mặn, đồ ngọt. Nhưng riêng ở miền Nam, mâm quả thường không có thuốc lá. Ngoài ra trong lễ đón dâu miền Nam, tráp thường có heo quay.
  • Mâm tráp cả hai miền đều có trang sức, dành để mẹ chồng tặng cô dâu trong lễ đón dâu. Tùy theo điều kiện kinh tế mà trang sức này cầu kỳ hay đơn giản.
  • Ngoài ra, tráp cũng cần có kèm theo tiền thách cưới. Miền Nam phải chuẩn bị cả hai lần tiền đi kèm với hai lần tráp trong ngày ăn hỏi và đón dâu. Miền Bắc chỉ phải chuẩn bị tiền thách cưới một lần trong ngày ăn hỏi.
Hình thức tráp:
  • Tráp của miền Nam được đựng trong mâm quả tròn, đậy kín bằng khăn nhiễu đỏ.
  • Còn tráp ở miền Bắc thường xếp lễ vật theo hình tháp cao, có thể bày ra để mọi người nhìn rõ các lễ vật hoặc phủ khăn.
  • Nghi thức cưới ở miền Nam ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa nhiều, nên lễ đón dâu thường tổ chức rầm rộ, đôi khi còn có cả múa lân, rước dâu trong không khí tưng bừng. Ngày đón dâu ở miền Bắc diễn ra nhanh chóng, ngắn gọn hơn.

Đó là một số khác biệt trong phong tục và cách trang trí gia tiên của hai miền Nam Bắc. Hy vọng các cặp đôi ở hai miền tổ quốc khi có ý định cưới, sẽ không phải bỡ ngỡ nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *