Phong tục cưới hỏi của người dân tộc ê đê

Ê Đê là một dân tộc theo chế độ mẫu hệ. Vì thế, trong gia đình cũng như ngoài xã hội, người phụ nữ có quyền rất lớn. Văn hóa này cũng thể hiện rất rõ trong phong tục cưới hỏi của dân tộc ÊĐê. Hãy cùng nhau tìm hiểu xem nét độc đáo này thể hiện ra sao trong những đám cưới của dân tộc Ê Đê nha.

phong tuc cuoi hoi cua dan toc ede 1

Khi đến tuổi cưới chồng, các cô gái Ê Đê sẽ có nhiệm vụ đi tìm người bạn trăm năm của mình. Sau mùa gặt hái bội thu, trong mùa lễ hội các buôn làng sẽ tổ chức lễ hội. Đây là dịp để các cô gái thê hiện bản thân mình và gặp gỡ các chàng trai. Trong những buổi gặp mặt này, nếu chàng trai nào đó lọt vào mắt xanh thì cô gái sẽ về nhà thưa chuyện với cha mẹ để nhờ mai mối đến nhà trai đánh tiếng dạm hỏi.

Nếu chàng trai ưng thuận, hai bên sẽ làm lễ “trao vòng”. Sau lễ này, nhà trai sẽ làm cỗ để thiết đãi nhà gái. Trong trường hợp chàng trai không đồng ý thì đám hỏi sẽ phải dừng lại, chờ đến khi sợi tơ hồng quấn chặt.

Thách cưới. Trong phong tục cưới hỏi của dân tộc ÊĐê nhà trai sẽ là người thách cưới. Thông thường , lễ vật thách cưới gồm một con trâu, một thanh la, một con gà, 10 ghè rượu, 2 kiềng đồng hoặc vàng tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Cũng có đám cưới phải hoãn lại do nhà gái nghèo không lo đủ đồ thách cưới. Cũng có trường hợp nhà trai thông cảm cho nhà gái quyền trả nợ sau.

phong tuc cuoi hoi cua dan toc ede 2

Lễ cưới sẽ được tiến hành sau khi thách cưới. Lễ cưới được tổ chức trong hai ngày. Trong hai ngày này, cả nhà trai và nhà gái sẽ tổ chức tiệc mừng. Một phần là để chúc mừng cho đám cưới của đôi bạn trẻ phần còn lại là cảm ơn họ hàng, bạn bè đã giúp đỡ khi lễ cưới diễn ra. Sau hôn lễ, chàng trai sẽ phải đi theo vợ. Đây chính là chế độ mẫu hệ của người Ê Đê.

Xã hội ngày nay đang thay đổi vì thế phong tục cưới hỏi của dân tộc ÊĐê cũng có nhiều thay đổi. Nhưng những nét cơ bản trong văn hóa của họ vẫn được truyền lại qua các thế hệ.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *